Lập một bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng rất đơn giản, bạn chỉ cần xác định được 2 yếu tố bao gồm: các khoản chi và khoản tiết kiệm mong muốn. MoMo sẽ hướng dẫn bạn cách lập 1 bảng biểu chi tiết, đơn giản và dễ theo dõi nhất nhé. 

1. Tại sao bạn cần lập bảng chi tiêu cá nhân?

Nguồn thu nhập mỗi tháng sẽ được chia đều cho các khoản chi khác nhau trong tháng đó, có những khoản cố định và khoản phát sinh, kem theo là khoản tiết kiệm cho mục đích mua sắm trong tương lai. Trong một vài trường hợp, tài chính của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu 1 tháng của gia đình, do đó, việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân trong 1 tháng sẽ giúp bạn có cách tiêu dùng hợp lý. 

  • Hiểu rõ dòng tiền bản thân: Việc lập bảng chi tiêu giúp bạn dễ dàng nhìn thấy tổng thể các khoản thu nhập và chi tiêu của mình. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh nếu thấy mình đang chi tiêu quá tay hoặc cần tiết kiệm hơn ở một số hạng mục.

  • Tránh tình trạng "vung tay quá trán": Không ít lần bạn sẽ bị cuốn vào những chi tiêu không cần thiết chỉ vì "tiện mua" hoặc "thích quá" hoặc thấy giá rẻ quá nên mua tích trữ. Một bảng chi tiêu sẽ giúp bạn giới hạn chi tiêu vào những thứ không quan trọng.

  • Lập kế hoạch cho tương lai: Khi đã nắm vững tài chính hiện tại, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn, như tiết kiệm mua nhà, đi du lịch, hoặc đầu tư.

Cân chỉnh nguồn chi phù hợp với khoản thu mỗi tháng.

Cân chỉnh nguồn chi phù hợp với khoản thu mỗi tháng. 

2. Các bước để lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng

Để có được cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng, bạn sẽ bám sát theo 4 bước dưới đây để lập bảng chi tiêu cá nhân nhé.

Bước 1: Ghi lại toàn bộ nguồn thu nhập

Trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn trong tháng, từ lương chính cho đến những khoản thu khác như tiền thưởng, thu nhập từ việc làm thêm. Điều này giúp bạn biết chính xác tổng số tiền mình có để chi tiêu và phân bổ.

Ví dụ:

  • Lương: 10.000.000 VND
  • Thu nhập thêm: 1.000.000 VND
  • Tổng thu nhập: 11.000.000 VND 

Bước 2: Phân loại các khoản chi tiêu

Bạn hãy chia các khoản chi tiêu thành các nhóm chính để dễ dàng theo dõi:

  • Chi tiêu cố định: Bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước, và các khoản chi bắt buộc hàng tháng.
  • Chi tiêu biến đổi: Như ăn uống, đi lại, mua sắm, và giải trí.
  • Tiết kiệm: Đây là khoản mà bạn cần dành ra mỗi tháng để dự phòng hoặc đầu tư.

Bảng ví dụ các khoản chi cho 1 tháng

Khoản chi 

Số tiền (VND)

Tiền nhà

3.000.000

Điện, nước

500.000

Ăn uống

3.000.000

Đi lại

500.000

Giải trí

1.000.000

Tiết kiệm

2.000.000

Tổng cộng

10.000.000

Bảng minh hoạ các khoản chi tiêu 1 tháng.

Bước 3: Theo dõi chi tiêu hàng ngày

Mỗi ngày, bạn hãy ghi lại chi tiêu của mình vào bảng, đừng bỏ sót những khoản nhỏ như tiền cà phê hay ăn vặt. Duy trì thói quen này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mình đang sử dụng tiền và từ đó có thể điều chỉnh.

Bước 4: Tổng kết và đánh giá cuối tháng

Cuối tháng, bạn hãy tổng hợp các khoản chi tiêu lại và so sánh với ngân sách dự kiến. Nếu chi tiêu vượt quá dự định, bạn có thể điều chỉnh cho những tháng sau. Sau khi tổng hợp, bạn nhận ra mình đã chi nhiều hơn cho ăn uống và ít hơn cho giải trí. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh sao cho cân đối hơn.

3. Thực hành lập bảng kế hoạch chi tiêu cụ thể cho cá nhân trong 1 tháng

Để lập được bảng này bạn cần xác định mình có những khoản chi nào, số tiền chi tương ứng và khoản tiết kiệm mong muốn. 

Đối tượng lập bảng: Nhân viên văn phòng với mức lương 10 triệu VND

 

Khoản chi

Số tiền (VND)

Tỷ lệ (%)

Tiền nhà

3.000.000

30%

Điện, nước

500.000

5%

Ăn uống

3.000.000

30%

Giải trí

1.000.000

10%

Đi lại

500.000

5%

Tiết kiệm

2.000.000

20%

Tổng cộng

10.000.000

100%

Bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng với các khoản chi và tiết kiệm.

Sau khi lập bảng chi tiêu trên excel, bạn có thể vẽ thành biểu đồ tròn để dễ theo dõi các khoản chi sít sao hơn.

Biểu đồ miêu tả phần trăm các kho chi tiêu trong 1 tháng.

Biểu đồ miêu tả phần trăm các kho chi tiêu trong 1 tháng.

Nhận xét bảng chi tiêu:

  • Tiền nhà (30%): Khoản chi cố định và quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách. Việc giữ ổn định khoản này giúp bạn bước đầu kiểm soát chi tiêu tốt hơn. 
  • Điện nước (5%): Chi phí thiết yếu khác nhưng không quá lớn, tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng. 
  • Ăn uống (30%): Là khoản chi lớn thứ hai, dễ thay đổi tùy theo lối sống. Đây là hạng mục bạn có thể cân nhắc cắt giảm nếu cần tăng khoản tiết kiệm.
  • Giải trí (10%): Một khoản cần thiết để giữ tinh thần thoải mái nhưng không nên chi quá nhiều.
  • Đi lại (5%): Chi phí di chuyển, có thể kiểm soát bằng việc sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi chung xe.
  • Tiết kiệm (20%): Đây là khoản dự phòng và đầu tư cho tương lai, rất quan trọng để duy trì một tình hình tài chính lành mạnh.
Lập ngay 1 bảng chi tiêu cá nhân trong tháng để cân đối nguồn thu chi. 

Lập ngay 1 bảng chi tiêu cá nhân trong tháng để cân đối nguồn thu chi. 

* Lưu ý: Nếu bạn là sinh viên, thường thu nhập không cao, các khoản chi tiêu cần tập trung vào những nhu cầu thiết yếu như học phí và sinh hoạt cá nhân. Khoản chi cho mục giải trí, đi lại, nhà ở có thể cắt giảm bớt để đầu tư thêm mục tiết kiệm, học phí. Còn khi là nhân viên văn phòng bảng chi tiêu sẽ có thêm nhiều hạng mục hơn như bảo hiểm, du lịch, khám chữa bệnh.

Để đạt được hiệu quả chi tiêu đúng như kế hoạch đề ra, bạn có thể áp dụng thêm các quy tắc như: 50/30/20 và 6 chiếc lọ. 

4. Giới thiệu một số mẹo để quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý

- Thử áp dụng nguyên tắc 50/30/30 và 6 chiếc lọ mà MoMo đã giới thiệu cho bạn trong những bài trước nhé.

- Để ý các khoản chi tiêu mỗi tuần, cắt bỏ những khoản không thật sự cần thiết (Những khoản nhỏ lẻ như cà phê, trà sữa, hoặc ăn vặt có thể "ngốn" một phần lớn ngân sách mà bạn không nhận ra. Hãy xem xét việc giảm thiểu những khoản này nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn.).

- Quyết tâm tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu đặt ra ban đầu. 

- Thiết lập khoản tiết kiệm tự động ngay khi có lương (Thiết lập các khoản tiết kiệm tự động hàng tháng sẽ giúp bạn tích lũy mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn tiết kiệm ngay khi nhận lương, thay vì chờ đến cuối tháng mới dư ra một khoản.).

- Sử dụng các ứng dụng quản lý  chi tiêu đáng tin cậy để hỗ trợ bạn ngoài việc sử dụng hình thức excel.

Kết luận

Lập bảng chi tiêu cá nhân mỗi tháng sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền một cách thông minh. Hãy nhớ cân bằng 2 yếu tố: khoản chi và khoản tiết kiệm để kiểm soát tài chính cá nhân tốt nhất bạn nhé. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được xem là lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc pháp lý chính thức. MoMo không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. MoMo khuyến khích bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến tài chính cá nhân.