1. Vì sao nên bắt đầu tiết kiệm từ bây giờ?  

Tiết kiệm không chỉ là việc giữ lại một phần thu nhập, mà là bước đầu giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính ổn định cho tương lai. Hãy cùng với MoMo đọc những thông tin dưới đây để thấy được lợi ích khi biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền nhé.

1.1 Tầm quan trọng của việc chi tiêu thông minh để vượt qua khó khăn tài chính

Cuộc sống luôn có những bất ngờ, đôi khi là những vấn đề liên quan đến sức khỏe, hay những món đồ giá trị bỗng nhiên hư hỏng hoặc tệ nhất là mất việc làm,... Những tình huống bất ngờ ập đến có thể khiến bạn rơi vào bế tắc nếu không chuẩn bị trước. Việc chi tiêu thông minh và tiết kiệm từ sớm giống như việc bạn "chuẩn bị một chiếc phao cứu sinh", để khi gặp khó khăn bạn không cần lo lắng quá nhiều về tài chính.

Chi tiêu thông minh cũng không có nghĩa là phải "thắt lưng buộc bụng" mọi thứ. Đây đơn giản chỉ là học cách ưu tiên các khoản cần thiết và giảm bớt những chi tiêu không cần thiết. Nhờ đó, bạn vừa đảm bảo cuộc sống hàng ngày thoải mái, vừa có khoản dự phòng khi cần.

1.2 Xây dựng thói quen để có cuộc sống ổn định

MoMo nghĩ rằng thói quen tiết kiệm giống như một người bạn đồng hành đáng tin cậy, bạn không cần phải tiết kiệm số tiền lớn ngay từ đầu, chỉ cần bắt đầu từ những khoản nhỏ. Quan trọng là duy trì đều đặn mỗi tháng, theo thời gian số tiền tích lũy sẽ dần tăng lên.

Khi bạn xây dựng được thói  quen này, cuộc sống cũng sẽ ổn định hơn. Bạn không còn phải lo lắng đến cuối tháng vì đã có kế hoạch rõ ràng cho mọi chi tiêu, từ đó tự tin hơn trong việc quản lý tài chính, dễ chinh phục mục tiêu lớn trong tương lai.

Vậy nên, tiết kiệm từ bây giờ là quyết định thông minh, bạn đồng ý không? Hãy cùng MoMo bắt đầu ngay hôm nay, dù như thế nào thì vẫn có cách để bạn chi tiêu tiết kiệm với lương 5 triệu đấy. Để làm được điều này, bạn cần nhìn rõ bài toán chi tiêu của bản thân từ đó mới có kế hoạch tài chính phù hợp. Ở phần tiếp theo, MoMo mời bạn tìm hiểu rõ hơn nhé. 

2. Phân tích thu nhập và chi tiêu hiện tại 

Bạn ơi, trước khi biết được cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên, những người có thu nhập thấp thì dưới đây là điều bạn cần nắm. 

2.1 Xác định thu nhập hàng tháng

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ thu nhập hàng tháng của mình đến từ đâu. Ngoài lương chính, còn có những nguồn thu nhập nào khác không? Ví dụ như: Làm thêm, thưởng, hay các khoản tiền nhỏ mà bạn thường không để ý… Hãy ghi chép đầy đủ và thật chi tiết tất cả những khoản này để bạn có cái nhìn tổng quát và rõ ràng về nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân. 

2.2 Lập danh sách chi tiêu

Sau khi đã biết mình có bao nhiêu, việc tiếp theo là lập danh sách chi tiêu. Hãy chia nhỏ chi phí thành hai nhóm: Chi phí cố định và chi phí biến động.

  • Chi phí cố định là những khoản phải trả đều đặn mỗi tháng như tiền nhà, điện, nước, internet…
  • Chi phí biến động là những khoản có thể thay đổi mỗi tháng như ăn uống, mua sắm, giải trí…

Khi bạn lập được danh sách chi tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những khoản nào cần điều chỉnh hoặc cắt giảm để tối ưu hơn.

2.3 Có mục tiêu nhất định

Bây giờ, chúng ta cần đặt ra mục tiêu tiết kiệm rõ ràng. Điều này không chỉ giúp bạn có động lực hơn mà còn khiến việc tiết kiệm trở nên có ý nghĩa. Mục tiêu có thể đơn giản như tiết kiệm để đi du lịch, mua điện thoại mới, hoặc lớn hơn là tích lũy để mua nhà, xe trong tương lai.

Quan trọng là mục tiêu phải thực tế và phù hợp với thu nhập của bạn. Hãy thử bắt đầu với những mục tiêu nhỏ và dần dần tăng lên. Mỗi khi đạt được một mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hào hứng và tự tin hơn trong việc quản lý tài chính đấy!

Sau khi đã rõ các bước, MoMo sẽ cùng bạn đi sâu về cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp nhé. 

3. Cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp

3.1 Giảm chi phí không cần thiết 

Việc giảm những khoản chi tiêu không cần thiết là cách nhanh nhất để bạn tiết kiệm hiệu quả hơn. Đôi khi chỉ cần thay đổi những thói quen nhỏ hàng ngày thôi, bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể. Tiêu biểu có thể kể đến là: 

3.1.1 Hạn chế ăn ngoài, mua sắm xa xỉ

Ai cũng thích thỉnh thoảng đi ăn ngoài hay thưởng cho bản thân một món đồ mới. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều này quá thường xuyên, nó có thể tốn một phần lớn thu nhập mà bạn không nhận ra. Thay vì ăn ngoài mỗi ngày, hãy thử tự nấu ăn ở nhà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn giúp bạn kiểm soát được chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Còn về mua sắm, MoMo khuyên bạn hãy nghĩ kỹ trước khi mua những món đồ đắt tiền hoặc không thực sự cần thiết. Nếu thấy thích một món đồ, bạn hãy thử đợi vài ngày xem có còn muốn mua nữa không. Đôi khi, cảm giác hứng thú ban đầu sẽ biến mất, giúp bạn tránh được những chi tiêu bốc đồng.

3.1.2 Tránh rơi vào bẫy săn sale 

Các chương trình giảm giá, khuyến mãi luôn hấp dẫn, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi mình thực sự cần những món đồ đó không? Việc săn sale thường khiến chúng ta mua nhiều hơn nhu cầu thực tế. Bạn có thể nghĩ mình đang "tiết kiệm" khi mua hàng giảm giá, nhưng nếu món đồ đó không thực sự cần thiết thì bạn vẫn đang tiêu tiền một cách không hợp lý.

Hãy tự hỏi mình trước khi mua hàng: "Mình có cần nó không? Nếu không có sale, mình có sẵn sàng mua với giá gốc không?" Nếu câu trả lời là "không", tốt nhất bạn nên từ chối và giữ lại số tiền đó cho những mục tiêu tài chính quan trọng hơn.

Bắt đầu từ việc kiểm soát những khoản chi tiêu không cần thiết, bạn sẽ thấy ngân sách của mình trở nên "dễ thở" hơn rất nhiều. 

3.2 Tối ưu chi phí cố định nhất có thể 

Chi phí cố định hàng tháng như tiền nhà, điện nước luôn là gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tối ưu chúng để tiết kiệm hơn qua những mẹo sau.

3.2.1 Giảm chi phí ăn ở 

Chi phí nhà ở là một trong những khoản lớn nhất trong ngân sách của nhiều người, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách tiết kiệm. Nếu đang ở thuê, bạn có thể cân nhắc chuyển đến một nơi có giá thuê rẻ hơn, hoặc kiếm thêm bạn bè cùng ở ghép để giảm bớt áp lực trả tiền nhà. 

Một cách khác là kiểm soát chi phí ăn uống. Việc lên kế hoạch ăn uống và nấu ăn tại nhà có thể tiết kiệm đáng kể so với việc ăn ngoài hoặc mua đồ ăn nhanh. Khi đi siêu thị, hãy mua nguyên liệu với số lượng lớn cùng với đó là áp dụng ưu đãi để có thể mua với giá hợp lý nhất.

3.2.2 Tiết kiệm điện, nước 

Chi phí điện nước có thể không lớn, nhưng nếu mỗi ngày bạn sử dụng phung phí thì khoản này sẽ tăng nhanh chóng. Một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn giảm hóa đơn hàng tháng mà không ảnh hưởng đến sự thoải mái trong cuộc sống đó là:

  • Điện: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, thay thế bóng đèn thường bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng điều hòa và quạt một cách hợp lý, tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
  • Nước: Sử dụng vòi sen tiết kiệm nước, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các rò rỉ nước, đồng thời là giảm thời gian tắm hoặc giặt giũ khi không cần thiết bạn nhé. 

Việc tối ưu những khoản chi phí cố định này sẽ giúp bạn có thêm tiền để tiết kiệm hoặc chi tiêu cho các mục tiêu khác. MoMo tin rằng chỉ cần điều chỉnh nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ thấy chi tiêu của mình dần cải thiện một cách rõ rệt!

3.3 Không nên sử dụng thẻ tín dụng/vay vốn

MoMo hiểu rằng thẻ tín dụng và các khoản vay có vẻ là giải pháp nhanh gọn khi bạn cần chi tiêu hoặc đối mặt với khó khăn tài chính. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt thì chúng dễ dàng trở thành gánh nặng với lãi suất cao và khoản nợ khó trả. Khi bạn dựa vào thẻ tín dụng hoặc vay vốn để chi tiêu, việc tiết kiệm sẽ trở nên khó khăn hơn vì bạn luôn phải lo trả nợ hàng tháng. Hãy ưu tiên sống trong khả năng tài chính của mình, tránh việc chi tiêu trước, trả sau để duy trì sự ổn định tài chính.

3.4 Tìm cách tăng thu nhập 

Nếu thu nhập hiện tại chưa đủ để bạn thoải mái tiết kiệm, hãy cân nhắc việc tìm thêm nguồn thu. Bạn có thể làm thêm các công việc bán thời gian, dạy kèm, bán hàng online, hoặc nhận thêm dự án bên ngoài... Điều quan trọng là lựa chọn những công việc phù hợp với thời gian và kỹ năng của bạn. Mặc dù việc kiếm thêm thu nhập sẽ cần sự nỗ lực, nhưng nó sẽ giúp bạn có nhiều dư dả tài chính để tiết kiệm và đạt mục tiêu nhanh hơn.

3.5 Áp dụng vài mẹo tiết kiệm 

Có những mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm tiền mà không quá khó khăn. Ví dụ:

  • Tự mang nước uống và đồ ăn khi ra ngoài: Điều này giúp bạn tránh được việc mua nước hay đồ ăn nhanh, vừa tiết kiệm vừa lành mạnh.
  • Lên kế hoạch mua sắm: Việc lên danh sách mua sắm và bám sát kế hoạch giúp bạn tránh được việc mua những món không cần thiết gây tốn tiền. 
  • Tích lũy tiền lẻ: Mỗi ngày, bỏ những khoản tiền lẻ còn lại vào một hộp riêng. Sau một thời gian, bạn sẽ bất ngờ với số tiền tích lũy được đấy. 

Những mẹo nhỏ này có thể không tạo ra thay đổi lớn ngay lập tức, nhưng chúng giúp hình thành thói quen tiết kiệm bền vững.

3.6 Tận dụng chương trình khuyến mãi 

Các chương trình khuyến mãi có thể là cơ hội tốt để bạn tiết kiệm nếu biết cách tận dụng hợp lý. Tuy nhiên, hãy chỉ mua sắm những món đồ bạn thực sự cần chứ không nên vì khuyến mãi mà mua sắm quá đà. Bạn cũng có thể tận dụng các ưu đãi từ dịch vụ thanh toán để tiết kiệm chi phí khi trả hóa đơn, mua vé, hay săn deal giảm giá. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản trong chi tiêu và có những trải nghiệm thoải mái.

4. Cách tiết kiệm tiền lương 5 triệu

Thông tin trên đã đưa ra những bí quyết chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp, sau đây sẽ là chi tiết cụ thể cách chi tiêu tiết kiệm với lương 5 triệu hay cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên cũng có thể tham khảo.

4.1 Phân bổ thu nhập theo quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 giúp bạn quản lý thu nhập một cách có tổ chức:

  • 50% (2,5 triệu) dành cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, ăn uống, đi lại.
  • 30% (1,5 triệu) dành cho các khoản chi tiêu cá nhân và giải trí.
  • 20% (1 triệu) tiết kiệm hoặc đầu tư.

Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ này linh hoạt theo hoàn cảnh, ví dụ 60/30/10 hoặc 70/20/10, để phù hợp với cách tiết kiệm cho sinh viên, hay thu nhập không cao. 

4.2 Chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu

Nhu cầu thiết yếu chiếm phần lớn ngân sách, nhưng vẫn có cách để tối ưu và biết cách tiết kiệm cho sinh viên như sau: 

  • Tiền nhà: Chia sẻ phòng trọ với bạn bè để giảm chi phí thuê nhà, hoặc tìm các phòng trọ có giá cả phải chăng hơn.
  • Ăn uống: Tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài. Mua nguyên liệu với số lượng lớn và lên kế hoạch bữa ăn để tiết kiệm hơn.
  • Đi lại: Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp để giảm chi phí xăng xe.

4.3 Hạn chế chi tiêu cá nhân

Việc mua sắm cá nhân và giải trí có thể khiến bạn tốn nhiều hơn dự tính. Hãy lập danh sách trước khi mua sắm và chỉ mua những thứ thực sự cần thiết. Hạn chế những chương trình giảm giá hoặc ưu đãi không phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn. Thay vào đó, tìm các hình thức giải trí ít tốn kém như xem phim tại nhà, đọc sách…

4.4 Tích lũy từ những khoản nhỏ

Đừng coi thường những khoản tiền nhỏ, chúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn nếu bạn tích lũy chúng đều đặn. Ví dụ: Mỗi ngày, bạn có thể dành một khoản tiền lẻ vào hộp tiết kiệm. Sau một thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền tích lũy được.

4.5 Tạo thói quen tiết kiệm đều đặn

Dù chỉ là số tiền nhỏ mỗi tháng, hãy đảm bảo rằng bạn luôn duy trì thói quen tiết kiệm. Ngay khi nhận lương, hãy dành ra một phần nhất định để bỏ vào quỹ tiết kiệm. Thói quen này sẽ giúp bạn không cảm thấy khó khăn khi cần cắt giảm chi tiêu và sẽ khiến quá trình tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn theo thời gian.

4.6 Tìm cách tăng thu nhập

Nếu thấy khó khăn với việc tiết kiệm từ thu nhập chính, bạn có thể xem xét việc làm thêm như: Bạn có thể bán hàng online, làm gia sư, hoặc nhận dự án nhỏ ngoài giờ làm việc chính.

4.7 Lên kế hoạch cho mục tiêu dài hạn

Dù mức lương thấp, việc đặt ra những mục tiêu dài hạn như tiết kiệm để mua một món đồ yêu thích, đi du lịch, hay dành tiền cho quỹ khẩn cấp là rất quan trọng. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực và tập trung vào việc tiết kiệm. Mỗi tháng, bạn có thể kiểm tra lại tiến trình của mình để điều chỉnh cho phù hợp.

Bắt đầu từ những bước nhỏ, kiên nhẫn và kỷ luật, bạn sẽ thấy mình có thể tiết kiệm được ngay cả khi mức thu nhập không cao.

Kết luận

Dù mức lương không cao, vẫn có cách chi tiêu tiết kiệm với lương 5 triệu. Bằng việc áp dụng những nguyên tắc tài chính, biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền xây dựng thói quen tiết kiệm đều đặn, bạn sẽ từng bước đạt được sự ổn định và tự tin hơn trong quản lý tài chính cá nhân. Quan trọng là hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và duy trì kỷ luật, kết quả sẽ đến sớm hơn bạn nghĩ. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được xem là lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc pháp lý chính thức. MoMo không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. MoMo khuyến khích bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến tài chính cá nhân.